Ngoài hình thức xử phạt trực tiếp, hành vi vi phạm giao thông còn có thể bị phạt nguội. Vậy phạt nguội là gì? Người vi phạm nộp phạt nguội muộn có bị phạt không? Có đăng kiểm được không?
1. Phạt nguội là gì ?
Phạt nguội là hình thức xử phạt khi bạn vi phạm luật giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc; một số các ngã tư, là trọng điểm giao thông; Ghi nhận được hành vi vi phạm giao thông của bạn và truyền những thông tin này về trung tâm xử lý.
Khi tiếp nhận được các thông tin được cung cấp. Trung tâm sẽ tiến hành viêc in ảnh; truy xuất thông tin người và xe thông qua dữ liệu đăng ký xe.
Rồi qua đó xác định các thông tin như chủ phương tiện; địa chỉ rồi gửi thông báo cho bạn. Và cuối cùng bạn sẽ được mời đến trung tâm để nộp phạt nguội.
2. Thời gian phạt nguội là bao lâu?
Theo 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời gian nộp phạt; thì bạn phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày. Kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
3. Cách tra cứu phạt nguội
Cách 1: Tra cứu nộp phạt tại trang web: http://www.csgt.vn/; và điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu.
Cách 2: Tra cứu thông tin phạt tại Cục đăng kiểm theo đường link: www.vr.org.vn và điền thông tin vào mục Tra cứu kiểm định xe cơ giới; hoặc bấm trực tiếp vào link sau: http://app.vr.org.vn/ptpublic/;
Cách 3: Kiểm tra trực tiếp trên Website của Sở Giao thông vận tải; chỉ áp dụng với những tỉnh thành có tích hợp tra cứu phạt nguội:
- Hà Nội: https://congan.hanoi.gov.vn
- Thành phố Hồ Chí Minh: http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM
- Đà Nẵng: https://vpgtcatp.danang.gov.vn/.
Cách 4: Tải ứng dụng “tra cứu phạt nguội” trên di động cả IOS và Android.
4. Nếu không nộp phạt có bị làm sao không
4.1 Bị cưỡng chế nộp phạt
Nếu quá thời hạn, thì bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP; cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như:
Biện pháp thứ nhất: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; Khấu trừ tiền từ tài khoản;
Biện pháp thứ hai: Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
Biện pháp thứ ba: Cơ quan có thẩm quyền còn thu tiền; tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân; tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Biện pháp thứ tư: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
4.2 Bị phạt khi nộp phạt nguội muộn
Ngoài việc bị cưỡng chế nộp phạt nguội, bạn còn bị phạt. Theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
Nếu quá thời hạn nộp phạt, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì bạn phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
4.3 Khó khăn khi đi đăng kiểm
Từ ngày 1/1/2020, các trường hợp ô tô vi phạm Luật giao thông đường bộ; nhưng quá hạn không đến nộp phạt nguội vẫn được cấp chứng nhận đăng kiểm với thời hạn 15 ngày.
Phương tiện chậm phạt nguội vẫn được đăng kiểm nhưng hiệu lực đăng kiểm lại chỉ còn ngắn ngày” vì căn cứ theo Khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Khi phương tiện đến kiểm định; cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm; thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện; cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày.”
Sau khi bạn đã đến trụ sở xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định; người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định; thực hiện kiểm định; cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện.