Những lỗi dễ mắc phải khi đăng kiểm ô tô

Những lỗi dễ mắc phải khi mang xe đi đăng kiểm

Khi tài xế muốn phương tiện của mình tham gia giao thông một cách hợp lệ, đăng kiểm là một thủ tục bắt buộc. Trong quy trình đăng kiểm, bước kiểm tra xe sẽ trải qua 5 công đoạn với tổng cộng 56 hạng mục. Do đó, mà không ít người đã không vượt qua kỳ đăng kiểm vì những lỗi cơ bản nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm để tránh các sai lầm đó.

  1. Các lỗi cơ bản nhất khi đăng kiểm ô tô

Lỗi cơ bản khi đăng kiểm
Lỗi cơ bản khi đăng kiểm

Theo thống kê của cục đăng kiểm thì các tài xế thường mắc phải những lỗi liên quan đến các bộ phận như:

  • Hệ thống phanh
  • Cần gạt nước
  • Dầu trợ lực phanh
  • Lốp bị mòn
  • Thiếu nước làm mát
  • Các loại đèn cảnh báo bị hỏng
  • Phanh tay bị cứng
  • Bộ phun nước hoạt động không hiệu quả…
  1. Chi tiết các lỗi sai cơ bản

a, Hệ thống phanh xe

Như trên chúng ta có thể thấy có khá nhiều lỗi sai mà các tài xế khi đi đăng kiểm xe mắc phải. Đặc biệt, lỗi phổ biến nhất là hệ thống phanh xe. Đây là bộ phận khó đáp ứng được yêu cầu của cơ quan kiểm định nhất. Có 3 lỗi cơ bản mà hệ thống phanh xe thường gặp phải:

  • Các chi tiết bên trong bị lỏng lẽo, cong vênh, biến dạng, không đảm bảo chất lượng, sử dụng phanh không phù hợp, phanh bị cong hoặc biến dạng, hiệu suất hoạt động của hệ thống phanh không được chính xác.
  • Đường ống phanh bị rò rỉ, chảy dầu, bình khí không được đậy kín, đồng hồ báo áp suất không hoạt động.
  • Hiệu quả của phanh kém, hệ thống phanh được cho là đảm bảo tiêu chuẩn khi tổng lực phanh của các bánh xe không nhiều hơn 50% trọng lượng của cả xe, tổng lực phanh khi đỗ phải lớn hơn 16% trọng lượng của toàn bộ xe.

Tốt nhất khi xe mắc phải những lỗi này, bạn nên mang ra các cơ sở bảo dưỡng để được sửa chữa trước khi đem đi đăng kiểm.

b, Thiếu dầu trợ lực phanh và nước làm mát

Đây là hai yếu tố quyết định trực tiếp khả năng di chuyển của xe nên rất được chú trọng khi kiểm tra. Khi kiểm tra thấy thiếu các bạn cần đổ đầy trước khi quyết định đi đăng kiểm.

c, Hệ thống xả

Chủ xe cần lưu ý về độ kín của hệ thống thoát khí thải, tiêu chuẩn nồng độ khí xả ra, độ kín khít của hệ thống cung cấp nhiên liệu, độ đục của khói mà xe phát ra.

d, Các lỗi của các bộ phận khác

  • Cần gạt nước, bộ phun nước không hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết xấu
  • Còi xe không hoạt động
  • Xem độ mòn của lốp cũng như áp suất lốp có đạt yêu cầu khi di chuyển hay không
  • Một số chi tiết nhỏ khác cần lưu ý như là: Dây an toàn, chốt cửa hay tay mở
  1. Các lưu ý bảo dưỡng đối với xe mới và xe cũ khi đăng kiểm

Bảo dưỡng xe ô tô trước khi đi đăng kiểm
Bảo dưỡng xe ô tô trước khi đi đăng kiểm

Đối với xe mới mua, công đoạn bảo dưỡng sẽ không cần quá phải tỉ mỉ. Tuy nhiên, chủ xe đặc biệt cần lưu ý đến chi tiết sau:

  • Kiểm tra lại độ chắc chắn của biển số xe và lau sạch sẽ biển số trước và sau.
  • Vệ sinh số máy và xác định vị trí của số khung xe.

Đối với xe cũ đã qua sử dụng, việc kiểm tra và bảo dưỡng xe phải được diễn ra cẩn thận tại các gara uy tín. Theo đó, xe ô tô cần được kiểm tra:

  • khoang động cơ, nước làm mát động cơ, dầu phanh, dầu trợ lực lái…
  • lốp xe, đặc biệt chú trọng đến áp suất lốp
  • hệ thống điện, đèn xe, còi xe, phanh xe…
  • hoạt động của cần gạt nước, chốt cửa
  • hoạt động của bảng tap lô…
  • dây an toàn

Xe của bạn phải vượt qua bài kiểm tra đăng kiểm thì mới được cấp giấy phép và hoàn thành quy trình. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đáng tiếc vì những lỗi nhỏ cơ bản mà chủ xe đã bị đánh trượt. Vì vậy, các bạn cần lưu ý các lỗi sai trên và bảo dưỡng xe thường xuyên để đạt được kết quả như mong muốn.

Các bạn có thể xem thêm các nội dung khác tại đây:

Kinh nghiệm khi đăng kiểm xe ô tô

Biểu phí đăng kiểm mới nhất 2021

Làm gì để ô tô không bị trượt đăng kiểm

Fanpage chính thức của dịch vụ đăng kiểm

Leave a Replay

ĐĂNG KÍ DÙNG DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM TẠI NHÀ