Một trong những điểm mới khi đăng kiểm xe từ ngày 01/10/2021 là chủ xe sẽ không cần xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực nữa. Những lưu ý về thủ tục đăng kiểm xe ô tô dành cho những bác tài, những người đang muốn sở hữu 1 chiếc “xế hộp” cho riêng mình. Hãy lưu ý những điều này để việc thực hiện được thuận lợi và ít tốn thời gian nhất nhé
1. Hồ sơ và thủ tục đăng kiểm
Hồ sơ đăng kiểm
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, khi đưa xe đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
a. Các giấy tờ, gồm:
- Xuất trình bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ sau còn hiệu lực: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.
- Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
- Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật (ATKT) và bảo vệ môi trường (BVMT) xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới mới cải tạo).
b. Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Thủ tục đăng kiểm
Khoản 2 Điều 8 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định việc kiểm định tại đơn vị đăng kiểm như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đưa xe và hồ sơ đến đơn vị đăng kiểm.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra
- Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại (Giấy đăng ký xe không hợp lệ khi có dấu hiệu làm giả; nội dung bị sửa chữa, tẩy xóa; quá thời hạn hiệu lực);
- Nếu đầy đủ, hợp lệ thì thu phí, tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới và in phiếu kiểm định.
- Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định. Trả Giấy chứng nhận kiểm định; hóa đơn thu phí đăng kiểm, lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định ngay cho chủ xe và dán tem kiểm định cho phương tiện.
- Nếu xe cơ giới chỉ có giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định, nếu đạt yêu cầu thì chỉ dán tem kiểm định và cấp giấy hẹn trả giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe. Khi chủ xe xuất trình giấy đăng ký xe thì đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định.
- Xe cơ giới kiểm định nếu có hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm in và gửi thông báo cho chủ xe những khiếm khuyết, hư hỏng để sửa chữa, khắc phục.
- Trường hợp phải kiểm định lại thì đơn vị đăng kiểm thông báo xe cơ giới không đạt trên chương trình quản lý kiểm định. Xe cơ giới có thể kiểm định lại tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào.
2. Thủ tục đăng kiểm xe ô tô tại đơn vị đăng kiểm
Một trong những điểm mới khi đăng kiểm xe từ ngày 01/10/2021 là chủ xe sẽ không cần xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực nữa. Theo đó, thủ tục đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đưa xe đến đơn vị đăng kiểm, nộp trực tiếp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
– Xuất trình: Giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe/Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
– Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý) đối với trường hợp kiểm định lần đầu;
– Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
– Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ website quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera.
– Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu.
Bước 2: Đơn vị kiểm định tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm định
Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, tra cứu cảnh báo, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định.
=> Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại, nếu đầy đủ thì đăng ký kiểm định, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe và in Phiếu kiểm định.
Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng của xe được chia làm 05 công đoạn bao gồm:
– Công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
– Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên của phương tiện;
– Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
– Công đoạn 4: Kiểm tra môi trường;
– Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện
Bước 3: Trả kết quả kiểm định
Nếu xe kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện.
Lưu ý:
– Trường hợp xe chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe, đơn vị cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định, khi chủ xe xuất trình giấy tờ về đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm phô tô để lưu trong Hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định và trả Giấy chứng nhận kiểm định.
– Trường hợp xe có thông báo kiểm định không đạt trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì đơn vị đăng kiểm xóa thông báo.
Nếu xe kiểm định có hạng mục khiếm khuyết hư hỏng, đơn vị đăng kiểm in và gửi Thông báo hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng cho chủ xe để sửa chữa, khắc phục.
Sau khi sửa chữa kiểm định lại vẫn không đạt, không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định thì đơn vị đăng kiểm nhập nội dung không đạt vào mục cảnh báo phương tiện không đạt trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Thủ tục đăng kiểm xe ô tô ngoài đơn vị đăng kiểm
Riêng các xe hoạt động tại vùng đảo/các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng/xe đang tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh không đưa xe tới đơn vị đăng kiểm được thì được kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm (khoản 2 Điều 5 Thông tư 16/2021).
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có Văn bản đề nghị (nêu rõ lý do, địa điểm kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm) kèm Danh sách xe cơ giới đề nghị kiểm định gửi trực tiếp/qua bưu điện/hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm.
Bước 2: Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, xem xét đề nghị của chủ xe
Nếu đúng đối tượng đủ điều kiện đường thử thì trong 03 ngày làm việc từ ngày nhận được Văn bản đề nghị, đơn vị đăng kiểm có văn bản thông báo cho chủ xe về thời gian kiểm tra.
Nếu không đủ điều kiện đường thử thì có văn bản thông báo cho chủ xe, nêu rõ lý do.
Bước 3: Đưa xe đến địa điểm kiểm tra, chuẩn bị các giấy tờ theo thủ tục đăng kiểm như đối với kiểm định tại đơn vị.
Bước 4: Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm định xe theo trình tự thủ tục đăng kiểm như đối với kiểm định tại đơn vị đăng kiểm.
Bước 5: Trả kết quả (tương tự như kiểm định tại đơn vị đăng kiểm)
Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc.
Phí, lệ phí:
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư 199/2016/TT-BTC: 50.000 đồng/01 Giấy chứng nhận kiểm định.
Riêng ô tô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương): 100.000 đồng/01 Giấy chứng nhận kiểm định.
4. Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Stt | Loại xe | Mức giá(đồng/xe) |
1 | Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng | 560.000 |
2 | Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 07 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo | 350.000 |
3 | Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 02 tấn đến 07 tấn | 320.000 |
4 | Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 02 tấn | 280.000 |
5 | Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và các loại phương tiện vận chuyển tương tự | 180.000 |
6 | Rơ moóc, sơ mi rơ moóc | 180.000 |
7 | Xe ô tô chở người trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt | 350.000 |
8 | Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe) | 320.000 |
9 | Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe) | 280.000 |
10 | Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương | 240.000 |
11 | Xe ba bánh và các loại phương tiện vận chuyển tương tự | 100.000 |
5. Đăng kiểm xe ô tô cũ cần lưu ý những gì?
Khi đi đăng kiểm xe ô tô cũ, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Lau sạch nắp biển số trước sau để nhân viên đăng kiểm tiến hành kiểm tra 1 cách dễ dàng hơn.
- Lau số máy của chiếc xe bạn đi đăng kiểm,và kiểm tra số khung lẫn số máy có mờ không cũng là 1 bước quan trọng tiến hành đăng kiểm xe.
- Mở cabin lên kiểm tra thêm mức nước làm mát động cơ cao hay thấp,nước rủa kính,dầu phanh,dầu trợ lực lái và bạn cũng nên quan sát thêm có những dấu hiệu gì bất thường với chiếc xe bạn không
- Kiểm tra áp suất bánh xe và cỡ lốp thêm bánh xe của bạn có đủ hơi hay không,lốp đã mòn chua đã khắc phục.
- Kiểm tra các đền xem hệ thống chiếu sang hoạt động bình thường,có bóng nào bị cháy hay lỗi để tim cách khắc phục.
- Kiểm tra hệ thông phun nước,gạt nước xem thử hoạt đồng bình thường hay không
- Kiểm tra đồng hồ tap lô có đèn báo nào đã bị hư hỏng hoặc bất thường không
- Kiểm tra bên trong nội thất,tay năm cửa,chốt cửa,dây bảo vệ lái xe có an toàn không
- Kiểm tra hệ thống phanh có bình thường không nếu không để tìm nguyên nhân khắc phục