Chú ý những lỗi đơn giản để không bị đánh trượt khi đi đăng kiểm xe ô tô

Để tham gia giao thông một cách hợp lệ, chủ xe phải mang xe đi đăng kiểm xe ô tô theo định kỳ. Tuy nhiên có một số lỗi “đơn giản” cũng khiến chủ xe bị đánh trượt đăng kiểm xe ôtô.

Đăng kiểm xe ô tô là gì?

Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.

Công việc đăng kiểm xe ô tô sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác.

Đăng kiểm xe ô tô là việc làm cần thiết và bắt buộc. Đừng sợ tốn chút ít phí hay mất thời gian mà bỏ qua việc đăng kiểm xe này để rồi có thể gây nguy hại cho người tham gia giao thông hoặc bị xử phạt khi công an tuýt còi.

Đăng kiểm xe ô tô
Đăng kiểm xe ô tô

Các lỗi đơn giản dễ bị đánh trượt khi đăng kiểm

Để tránh xe bị đánh trượt đăng kiểm xe ô tô, chủ xe cần biết một số lỗi trước khi đi đăng kiểm xe ô tô. Chủ xe rất dễ mắc phải một số lỗi sau đây:

  • Lỗi liên quan đến hệ thống phanh
  • Thiếu nước làm mát
  • Dầu trợ lực phanh
  • Lốp bị mòn
  • Các loại đèn cảnh báo bị hỏng
  • Phanh tay bị cứng
  • Cần gạt nước
  • Bộ phun nước hoạt động không hiệu quả…

Hầu hết các lỗi trên chủ xe có thể tự khắc phục ở nhà hoặc đem xe đến tiệm để sửa chữa trước nếu vi phạm chủ xe có thể bị từ chối đăng kiểm.

Kiểm tra xe trước khi đi đăng kiểm
Kiểm tra xe trước khi đi đăng kiểm

Các lỗi cơ bản dễ bị từ chối đăng kiểm xe ôtô

  1. Đầu tiên, đối với các lỗi liên quan đến hệ thống phanh, dưới đây là 4 khiến chủ xe không đạt an toàn kỹ thuật:
  • Chi tiết của hệ thống phanh bắt không siết chặt với nhau, mối ghép lỏng, thay thế chi tiết khác không đúng chủng loại. Các chi tiết cong vênh, biến dạng, hành trình tự do của bàn đạp phanh không đúng….
  • Đường ống rạn nứt, các chi tiết không kín khít bị chảy dầu, xì hơi,
  • Các van không kín khít, các bình khí không kín, các đồng hồ báo áp suất không hoạt động…
  • Lỗi liên quan đến hiệu quả phanh, độ lệch giữa các bánh xe quá giới hạn.
  1. Thứ hai, tài xế cũng dễ mắc phải các lỗi như thiếu nước làm mát và dầu trợ lực phanh.
  • Nếu dầu trợ lực phanh hay nước nước làm mát bị thiếu, tài xế cũng phải đổ cho đầy.
  • Đừng quên kiểm tra các bộ phận như độ mòn của lốp, còi, các loại đèn, độ ồn của xe…
  1. Thứ ba, các lỗi liên quan đến hệ thống xả như: độ kín của hệ thống thoát khí thải, tiêu chuẩn nồng độ khí xả ra, độ kín khít của hệ thống cung cấp nhiên liệu, độ đục của khói mà xe phát ra.
  1. Thứ tư, kiểm tra các bộ phận như cần gạt nước, bộ phun nước cũng cần được kiểm tra bởi nếu trong tình trạng điều kiện thời tiết xấu như: mưa, bụi dày mà cần gạt nước, bộ phun nước hoạt động không hiệu quả cũng có thể xảy ra tai nạn. Ngoài ra, tài xế cũng phải kiểm tra còi, độ mòn của lốp có đạt yêu cầu khi di chuyển trên đường hay không.
  1. Cuối cùng, đừng quên kiểm tra dây đai an toàn, chốt cửa hay tay mở. Thông thường khi bảo dưỡng, kiểm tra xe chủ xe thường chủ quan và bỏ qua những chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đăng kiểm xe ô tô sẽ không bỏ qua bất kì chi tiết nào.

Quy trình kiểm tra khi đăng kiểm ôtô

Công đoạn nhận dạng:

  • Lau sạch, nắm lắc biển số trước sau
  • Lau số máy và hãy tìm xem số khung nằm đâu
  • Mở nắp hầm máy kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực lái,… Quan sát xem có dấu hiệu gì khác thường không
  • Kiểm tra bốn bánh xe có đủ áp suất và có dính cái đinh nào không, có dấu hiệu mòn lệch không
  • Mở kiểm tra các đèn kể cả đèn tín hiệu xem có bị đứt bóng nào không

Công đoạn kiểm tra thân xe:

  • Gạt nước, phun nước và hiệu quả làm việc của nó
  • Kiểm tra trên bảng đồng hồ có đèn báo nào không làm việc hay báo bất thường
  • Kiểm tra dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở
  • Kiểm tra sự làm việc của phanh tay.

Leave a Replay

ĐĂNG KÍ DÙNG DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM TẠI NHÀ